Hội nghị trực tuyến Tập huấn hoạt động Kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục đại học Trường Đại học Luật TP.HCM giai đoạn 2017 - 2021

Nhằm giúp các thành viên thuộc Nhóm công tác chuyên trách hiểu rõ nội dung chính của Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục Đại học từ đó, có cái nhìn rộng hơn trong việc vận dụng nguyên lý PDCA vào hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động của đơn vị, vào lúc 8h30 ngày 9/6/2021, Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy (AQAC) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tập huấn hoạt động Kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục đại học Trường Đại học Luật TP.HCM giai đoạn 2017 – 2021”.

Hội nghị trực tuyến có sự tham dự của PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; ThS. Vũ Duy Cương – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy; ThS. Khổng Hương Giang – Chuyên viên chính Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy cùng với sự tham gia của 71 giảng viên Nhà trường.


Toàn cảnh đầu cầu buổi Hội nghị trực tuyến “Tập huấn hoạt động Kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục đại học Trường Đại học Luật TP.HCM giai đoạn 2017 – 2021”

Phát biểu mở đầu hội nghị, PGS.TS. Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đối với hoạt động đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. PGS.TS. Bùi Xuân Hải khẳng định tinh thần của việc kiểm định chất lượng phải được thường xuyên đẩy mạnh thực hiện, giúp công tác đào tạo của Nhà trường diễn ra thuận lợi hơn, nhất là trong thời điểm hiện nay dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.


PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường và ThS. Vũ Duy Cương – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy đã đưa ra tổng quan về hoạt động Kiểm định cũng như những thực tại về chất lượng hoạt động hiện nay

Hội nghị được diễn ra thông qua bốn nội dung chính, gồm:

  1. Tổng quan hoạt động Kiểm định – Kiểm định cấp CSGD.

  2. Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

  3. Phần thu thập minh chứng trong PDCA.

  4. Viết - Kết cấu chung của một tiêu chí.

Với vai trò chủ trì buổi hội nghị, ThS. Vũ Duy Cương – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy đã chọn lọc và triển khai một số nội dung trọng tâm về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDÐT và Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, ThS. Vũ Duy Cương cũng đã đưa ra các giải pháp liên quan đến việc kiểm định chất lượng đào tạo, nhằm khắc phục những hạn chế mà Nhà trường đang giải quyết trong việc cải tiến công tác quản lý NCKH để nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển khoa học.


ThS. Vũ Duy Cương – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy đảm nhiệm chủ trì buổi tập huấn đã đưa ra các nội dung trọng điểm trong Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục đại học

Buổi tập huấn đã đưa ra Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (CSGD ĐH) gồm 25 tiêu chuẩn (TC), tương đương 11 tiêu chí, chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1: ĐCBL về chiến lược gồm 8 TC 17 tiêu chí.

Nhóm 2: ĐBC về hệ thống gồm 4 TC 19 tiêu chí.

Nhóm 3: ĐBCL về thực hiện chức năng: đào tạo, NCKH & PVCĐ.

Nhóm 4: Kết quả hoạt động.

Tiếp đó, ThS. Khổng Hương Giang – Chuyên viên Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy đã trình bày ngắn gọn các vấn đề liên quan đến chuẩn đầu ra, tập trung chủ yếu vào lý do phải rà soát, điều chỉnh và cách thức thực hiện để có được sản phẩm dự thảo chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo ngành Luật. Theo ThS. Khổng Hương Giang, hoạt động tuyển sinh có 5 yêu cầu cần lưu ý để có thể đối chiếu với thực tế hiện nay: đề án tuyển sinh/ kế hoạch tuyển sinh; tiêu chí lựa chọn người học; quy trình giám sát tuyển sinh và nhập học; biện pháp giám sát và cải tiến phương án tuyển sinh.


ThS. Khổng Hương Giang – Chuyên viên Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy cho rằng: “Hoạt động dạy học nên được điều chỉnh ít nhất 01 năm 01 lần và nội dung điều chỉnh phải phù hợp nhằm đạt được chuẩn đầu ra”

Tại buổi tập huấn, ThS. Vũ Duy Cương chia sẻ rằng Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phương pháp giảng dạy đang nghiên cứu và phát triển một chức năng tương đương với đào tạo, đó là chức năng phục vụ cộng đồng, cụ thể chức năng này sẽ được hình thành từ quy trình đến triển khai để nâng cao chất lượng hoạt động tình nguyện, tư vấn ngắn hạn, các chương trình đào tạo,...


Hội nghị diễn ra trực tuyến qua phần mềm họp trực tuyến Zoom với sự tham gia của các giảng viên và cán bộ Nhà trường

PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời động viên và mong các thầy cô sẽ thẳng thắn đề xuất cũng như chia sẻ về các khó khăn, vất vả khi bắt đầu thực hiện đánh giá công tác đào tạo, giảng dạy trong việc thực hiện kiểm định đối với chương trình đào tạo, từ đó, đảm bảo hiệu quả chất lượng hoạt động của Nhà trường. Hội nghị kết thúc trong không khí vui vẻ và hứa hẹn sẽ có nhiều buổi trao đổi chuyên sâu, trực tiếp trong tương lai.

Nội dung: Nhã Tuyền

Hình ảnh: Ngọc Thắng, Trần Ngọc

Ban Truyền Thông Ulaw

--%>
Top