Thông báo về cơ cấu đề thi tuyển dụng viên chức Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Thông báo về cơ cấu đề thi tuyển dụng viên chức Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Hội đồng tuyển dụng viên chức Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 thông báo đến các ứng viên về cơ cấu đề thi tuyển dụng viên chức Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, cụ thể như sau:

I. CƠ CẤU ĐỀ THI DÀNH CHO ỨNG VIÊN DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÀ GIẢNG VIÊN

Tổng thời gian: 30 phút

Hình thức: phỏng vấn.

Câu 1 (60 điểm)

- Thời gian: 20 phút

- Ứng viên trình bày 15 phút giảng có nội dung tự chọn thuộc phạm vi chương trình môn học mà ứng viên dự tuyển làm giảng viên

Ứng viên trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng về kiến thức chuyên môn liên quan đến nội dung giảng dạy.

Câu 2 (20 điểm)

- Thời gian: 5 phút

- Hình thức: trả lời 01 (một) câu hỏi trong phiếu đã bốc thăm

- Nội dung: Ứng viên trả lời các câu hỏi về pháp luật viên chức

Ví dụ:

1. Trong hoạt động nghề nghiệp, viên chức có những quyền và nghĩa vụ cơ bản gì? Tại sao viên chức được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao?

2. Hãy liệt kê các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đại học?

Câu (20 điểm)

-Thời gian: 05 phút

- Hình thức: các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi trực tiếp, ứng viên lần lượt trả lời các câu hỏi

- Ứng viên trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng về các vấn đề liên quan đến thái độ cá nhân đối với công việc, khả năng thực hiện công việc, thái độ hợp tác làm việc với người khác, sở thích cá nhân trong cuộc sống.

Ví dụ:

- (1) Lý do dự tuyển vào vị trí việc làm giảng viên; (2) Quan điểm của bản thân về nghề nghiệp, về sự tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử; (3) Về các mục tiêu của bản thân liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ…; (4) Các kế hoạch của bản thân khi trở thành giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; (5) Về kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác; (6) Về sở thích của cá nhân trong cuộc sống…

II. CƠ CẤU ĐỀ THI DÀNH CHO ỨNG VIÊN DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC VÀO VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÀ CHUYÊN VIÊN

Tổng thời gian: 30 phút

Hình thức: phỏng vấn.

Câu 1  (60 điểm)

- Thời gian: 20 phút

- Ứng viên trình bày 01 bài thuyết trình (có Slide chuẩn bị trước) với thời lượng 15 phút có nội dung: mô tả vị trí việc làm mà ứng viên đăng ký dự tuyển; những yêu cầu đặt ra đối với viên chức đảm nhận vị trí việc làm đó; các ý tưởng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của vị trí việc làm…

- Ứng viên trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ liên quan đến nội dung mà ứng viên đã trình bày trong phần thuyết trình.

Câu 2 (20 điểm)

-Thời gian: 05 phút

-  Ứng viên trả lời01 (một) câu hỏi về pháp luật viên chức

Ví dụ:

1. Sau khi trúng tuyển vào Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, anh chị sẽ ký kết hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với nhà trường? Đó sẽ là hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn? Tại sao?

2. Theo quy định của pháp luật viên chức, trong thời gian tập sự người tập sự sẽ được hưởng mức lương như thế nào? Có phải mọi viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đều hưởng mức lương như nhau không?

Câu 3 (20 điểm)

Thời gian: 05 phút

- Hình thức: các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi trực tiếp, ứng viên lần lượt trả lời các câu hỏi

- Nội dung câu hỏi: ứng viên trả lời các câu hỏi của thành viên Hội đồng về các vấn đề liên quan đến thái độ cá nhân đối với công việc, khả năng thực hiện công việc, thái độ hợp tác làm việc với người khác, sở thích cá nhân trong cuộc sống…

Ví dụ:

(1) Lý do dự tuyển vào vị trí việc làm; (2) Quan điểm của bản thân về nghề nghiệp, về sự tuân thủ quy định đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử; (3)Về các mục tiêu của bản thân liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ…; (4) Các kế hoạch của bản thân khi trở thành viên chức Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; (5) Về kinh nghiệm giải quyết một việc nào đó trước đây và các bài học rút ra; (6) Về kinh nghiệm làm việc với các đồng nghiệp khác; (7) Về sở thích của cá nhân trong cuộc sống…

--%>
Top