Vào sáng ngày 24/8/2023,
Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức buổi bảo vệ
luận án Tiến sĩ cấp Trường chuyên ngành Luật Kinh tế
của NCS. Nguyễn Thị Thu Thảo với đề tài “Biện pháp
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới - Những vấn đề pháp lý đặt ra
đối với Việt Nam” tại phòng họp A.803, cơ sở Nguyễn
Tất Thành.

Buổi bảo vệ luận án
Tiến sĩ cấp Trường chuyên ngành Luật Kinh tế của NCS.
Nguyễn Thị Thu Thảo diễn ra tại phòng A803, cơ sở NTT
Hội đồng đánh giá luận
án bao gồm GS.TS. Nguyễn Thị Mơ - Nguyên Hiệu trưởng
Trường Đại học Ngoại thương, Chủ tịch Hội đồng;
TS. Phan Hoài Nam - Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế Trường
Đại học Luật TP.HCM, Thư ký Hội đồng; PGS.TS. Nguyễn
Bá Bình - Trường Đại học Luật Hà Nội, Phản biện 1;
PGS.TS. Trần Thị Thuỳ Dương - Phó Tổng Biên tập Tạp
chí Khoa học Pháp lý Việt Nam Trường Đại học Luật
TP.HCM, Phản biện 2; PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình - Trưởng
Khoa Luật Thương mại Trường Đại học Luật TP.HCM, Phản
biện 3; PGS.TS. Ngô Quốc Chiến - Trường Đại học Ngoại
thương, Uỷ viên Hội đồng và PGS.TS. Dương Anh Sơn –
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Uỷ viên Hội đồng.

GS.TS. Nguyễn Thị Mơ -
Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, Chủ
tịch Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường
chuyên ngành Luật Kinh tế
Mở đầu buổi làm việc,
TS. Phan Hoài Nam - Thư ký Hội đồng công bố quyết định
thành lập Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Cấp trường
và trình tự bảo vệ luận án. Đồng thời, Hội đồng
tiến hành xem xét lý lịch khoa học, công trình nghiên cứu
và các điều kiện cần thiết để NCS thực hiện bảo
vệ luận án.

TS. Phan Hoài Nam - Phó
Trưởng Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật
TP.HCM, Thư ký Hội đồng
công bố quyết
định thành lập Hội đồng và trình tự bảo vệ luận
án
Trình bày tóm tắt về
luận án, NCS. Nguyễn Thị Thu Thảo đã liên hệ thực
tiễn việc gia tăng nhập khẩu thực phẩm trong môi trường
tự do hoá thương mại và vấn đề bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm (ATTP) ở Việt Nam. Từ đó, dẫn đến
những hạn chế trong hệ thống pháp luật và sự trở
ngại trong hợp tác thương mại về việc tuân thủ các
cam kết quốc tế về nhập khẩu thực phẩm an toàn. Xuất
phát từ cơ sở trên, tác giả hướng đến việc nghiên
cứu và giải quyết câu hỏi “Làm thế nào để Việt
Nam áp dụng biện pháp vệ sinh ATTP vừa đạt mục tiêu
tự do hoá thương mại vừa bảo vệ sức khoẻ con người
trước thực phẩm nhập khẩu phù hợp với quy định của
WTO?”. Trước định hướng đó, NCS đã xác định các
vấn đề trọng tâm: (i) Tổng quan về vấn đề nghiên
cứu; (ii) Bảo đảm bằng chứng khoa học khi ban hành, áp
dụng biện pháp vệ sinh ATTP; (iii) Hài hoà các biện pháp
vệ ATTP với tiêu chuẩn quốc tế; (iv) Quy định về thủ
tục khi ban hành, áp dụng biện pháp vệ sinh, ATTP.

NCS. Nguyễn Thị Thu
Thảo trình bày tóm tắt đề tài “Biện pháp vệ sinh an
toàn thực phẩm theo quy định của Tổ chức Thương mại
Thế giới - Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với
Việt Nam”
Sau phần trình bày của
NCS, PGS.TS. Nguyễn Bá Bình - Phản biện 1 công nhận giá
trị thực tiễn của luận án và đánh giá cao kết quả
nghiên cứu về 03 nội dung: (i) vấn đề lý luận; (ii)
bàn về quy định pháp lý thực tiễn áp dụng biện pháp
vệ sinh ATTP trong WTO; (iii) đề xuất các giải pháp hoàn
thiện khung pháp lý. Bên cạnh đó, thành viên phản biện
1 đã tiến hành làm rõ hơn các phương pháp nghiên cứu,
tiêu chí cơ sở áp dụng biện pháp vệ sinh ATTP vừa hợp
pháp theo WTO vừa phù hợp với lợi ích quốc gia.

PGS.TS. Nguyễn Bá Bình
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Phản biện 1 đánh giá
cao kết quả nghiên cứu của NCS vào sự phát triển chung
của luật chuyên ngành
Đến với phần phản
biện thứ hai, PGS.TS. Trần Thị Thuỳ Dương ghi nhận sự
nỗ lực nghiên cứu của NCS. Nguyễn Thị Thu Thảo trong
thời gian thực hiện luận án. Thành viên phản biện 2
nhấn mạnh tính cấp thiết của thực tiễn đề tài.
Trên cơ sở đó, tích cực nâng cao chất lượng và tiêu
chuẩn đối với thực phẩm nhằm đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế. Ngoài ra, thành viên phản biện cũng dành
những lưu ý cho NCS về hướng đi tiếp cận cụ thể và
sâu sắc hơn khi áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

PGS.TS. Trần Thị Thuỳ
Dương - Trường Đại học Luật TP.HCM, Phản biện 2 ghi
nhận sự nỗ lực nghiên cứu của NCS. Nguyễn Thị Thu
Thảo trong thời gian thực hiện luận án
Đồng tình với các phiên
phản biện trước đó, PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình trao đổi
chi tiết và gợi mở nội dung sửa đổi, bổ sung cho NCS
như lý giải nguyên do lựa chọn phạm vi nghiên cứu, sắp
xếp phù hợp cấu trúc luận án, chuyển ngữ các tài
liệu tham khảo nước ngoài và các vấn đề khác về mặt
hình thức. Theo PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình, luận án của
NCS có giá trị tham khảo đáng tin cậy, có thể tham khảo
đối với các cơ quan thực hiện lập pháp, lập quy hay
sử dụng vào giảng dạy, nghiên cứu.

PGS.TS. Hà Thị Thanh
Bình - Trường Đại học Luật TP.HCM, Phản biện 3
trao đổi chi tiết
và gợi mở nội dung sửa đổi, bổ sung cho NCS
Kết thúc phiên phản
biện, các thành viên Hội đồng tích cực đóng góp ý
kiến và đặt câu hỏi về các khía cạnh mở rộng,
chuyên sâu liên quan đến đề tài.

PGS.TS. Ngô Quốc Chiến
- Trường Đại học Ngoại thương, Uỷ viên Hội đồng
tích cực đóng góp ý kiến

PGS.TS. Dương Anh Sơn –
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Uỷ viên Hội đồng
đặt câu hỏi về các khía cạnh mở rộng, chuyên sâu
liên quan đến đề tài
Hội đồng đánh giá đã
làm việc công tâm và đưa ra những nhận xét, đánh giá
phù hợp với các tiêu chí, yêu cầu đối với luận án
Tiến sĩ cấp Trường. Kết thúc buổi làm việc, GS.TS.
Nguyễn Thị Mơ - Chủ tịch Hội đồng hy vọng rằng
những giải pháp từ công trình nghiên cứu trên sẽ góp
phần củng cố và hoàn thiện các vấn đề pháp lý còn
vướng mắc trong lĩnh vực Luật Kinh tế.
Các thành viên Hội
đồng tán thành cấp bằng và công nhận học vị Tiến
sĩ cho NCS sau khi hoàn thiện luận án
Nội dung: Thuỳ Vân
Hình ảnh: Lê Tiến
Ban Truyền thông Ulaw