Sông Mekong là con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á chảy qua lãnh thổ sáu quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo sinh kế, an ninh lương thực, năng lượng cho hàng chục triệu người sinh sống dọc theo lưu vực con sông này. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức con sông mà không có cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả được cảnh báo có thể gây ra sự thay đổi không thể vãn hồi về địa chất-thuỷ văn, huỷ hoại đa dạng một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới kéo theo hàng loạt hệ quả tiêu cực khác lên đời sống dân cư các quốc gia ven sông.
Việc khai thác bền vững sông Mekong không chỉ gói gọn trong phạm vi nguồn tài nguyên nước mà còn liên quan tới hàng loạt chính sách về kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, quyền con người và nhiều vấn đề khác. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, các quốc gia tiểu vùng sông Mekong cần có chiến lược phù hợp nhằm đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế hiệu quả.
Nhằm tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý, thực thi và bên liên quan có thể trao đổi, chia sẻ, trên cơ sở đó đưa ra các góp ý đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác bền vững sông Mekong, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong".
Thông tin cụ thể về Hội thảo như sau:
Thời gian tổ chức: Bắt đầu từ lúc 7h30 sáng ngày 07/06/2024.
Địa điểm: Hội trường A1002, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 02 Nguyễn Tất Thành phường 13, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Thành phần tham dự Hội thảo:
- Đại diện Sở Tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Tổng lãnh sự các nước: Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, Vương quốc Thái Lan, Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh;
- Đại diện UBND, Sở TN&MT, Sở Ngoại vụ các tỉnh Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh;
- Đại diện Hội Việt Nam - Đông Nam Á;
- Đaị diện CTCP Cấp thoát nước Long An;
- Phái đoàn SHAPESEA;
- Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- Quý thầy/cô, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đến từ các trường Đại học, các cơ quan, đơn vị…
- Giảng viên khoa Luật Quốc tế, giảng viên các Khoa thuộc trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có quan tâm
Ban Tổ chức trân trọng kính mời!
Đăng ký tham dự đến hết ngày 01/6/2024 qua email của Ban Tổ chức: ThS. Nguyễn Thu An ntan_ds@hcmulaw.edu.vn hoặc qua điện thoại: 028 39400989 – số nhánh 119 (Phòng QL NCKH & HTQT - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh).