Nhằm
tạo diễn đàn trao đổi, nghiên cứu chuyên sâu và đề
xuất những kiến nghị cụ thể góp phần giải đáp
những vướng mắc và hoàn thiện pháp luật về nhà ở
xã hội tại Việt Nam, vào ngày 14/6/2023, Khoa Luật Thương
mại Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức hội
thảo khoa học “Những vấn đề pháp lý về nhà ở xã
hội” tại Hội trường A.502.
Buổi
hội thảo đón nhận sự tham gia của các khách mời: ông
Lê Bình Phương – Giám đốc Công ty Luật TNHH Bình Phương
(BP Law); Bà Ninh Thị Hiền - Trưởng Văn phòng công chứng
Ninh Thị Hiền.
Về
phía Trường Đại học Luật TP.HCM, tham dự buổi hội
thảo có PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa Luật
Thương mại; TS. Phan Phương Nam - Phó Trưởng Khoa Luật
Thương mại; PGS.TS. Nguyễn Văn Vân - Nguyên Trưởng Khoa
Luật Thương mại; PGS.TS. Phan Huy Hồng – Nguyên Phó
Trưởng Khoa Luật Thương mại; TS. Võ Trung Tín –Trưởng
Bộ môn Luật Đất đai – Môi trường; TS. Nguyễn Thị
Thư - Trưởng Bộ môn Luật Thương mại và các giảng
viên Khoa Luật Thương mại, NCS, học viên cao học, các
doanh nghiệp bất động sản.
Phát
biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình -
Trưởng Khoa Luật Thương mại cho biết nhà ở xã hội là
một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm và được chú
trọng đầu tư, phát triển của Nhà nước. Mặc dù đã
có nhiều quy định được ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu
về nhà ở cho các đối tượng chính sách như Luật Nhà
ở năm 2014; Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và
quản lý nhà ở xã hội và Nghị định 49/2021/NĐ-CP nhưng
trong thực tiễn thi hành đã nảy sinh những vướng mắc,
bất cập. Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, hội thảo
được tổ chức nhằm đề xuất biện pháp đóng góp cho
chính sách của nhà nước và gợi mở thêm nhiều ý tưởng
xây dựng cho các chuyên gia, NCS.

PGS.TS
Hà Thị Thanh Bình - Trưởng Khoa Luật Thương mại Trường
Đại học Luật TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo
Buổi
hội thảo nhận được các bài tham luận của đông đảo
tác giả xoay quanh đa dạng khía cạnh, góc nhìn về vấn
đề nhà ở xã hội. Qua quá trình đánh giá, hội thảo
đã chọn ra 05 bài tham luận trình bày và chia làm 02 phiên
làm việc: Vấn đề lý luận và kinh nghiệm của quốc
gia về nhà ở xã hội; Chính sách, quy định cụ thể của
Việt Nam về nhà ở xã hội.
Tại
phiên làm việc thứ nhất, các vấn đề lý luận chung và
kinh nghiệm của một số quốc gia có chính sách nhà ở
xã hội nổi bật như Singapore, Hoa Kỳ được trình bày
thông qua các bài tham luận:
-
“Phát triển nhà ở xã hội ở một số quốc gia” của
ThS. Ngô Gia Hoàng – Giảng viên Khoa Luật Thương mại
Trường Đại học Luật TP.HCM;
-
“Chính sách phát triển nhà ở xã hội của Singapore và
một số gợi mở cho Việt Nam” của ThS. Đặng Hoa Trang
- Giảng viên Khoa Luật Thương mại Trường Đại học
Luật TP.HCM;

ThS.
Ngô Gia Hoàng – Giảng viên Khoa Luật Thương mại Trường
Đại học Luật TP.HCM trình bày tham luận “Phát triển
nhà ở xã hội ở một số quốc gia”

ThS.
Đặng Hoa Trang - Giảng viên Khoa Luật Thương mại Trường
Đại học Luật TP.HCM với tham luận “Chính sách phát
triển nhà ở xã hội của Singapore và một số gợi mở
cho Việt Nam”
Đến
với phiên làm việc thứ hai, dựa trên nền tảng lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn rút ra từ các quốc gia có mô
hình nhà ở xã hội tiến bộ, các chuyên gia tiến hành
phân tích cụ thể các quy định trong chính sách của nhà
nước đối với một số vấn đề như đối tượng
chính sách; chủ thể chịu trách nhiệm; phương hướng
quy hoạch, phân phối và quản lý nhà ở xã hội; cơ chế
vận hành và cách thu hút nguồn vốn và đảm bảo quỹ
đất. Theo đó, phần trình bày bao gồm các tham luận:
-
“Quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định
của pháp luật hiện hành và một số vấn đề đặt ra”
của ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh - Giảng viên Khoa Luật
Thương mại Trường Đại học Luật TP.HCM;
-
“Hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng
được hưởng chính sách nhà ở xã hội” của ông Lê
Nhựt Hồ, Công ty TNHH Vạn Phúc;
-
“Quy định về mua nhà ở xã hội của người có thu
nhập thấp – thực tiễn và một số kiến nghị hoàn
thiện” của bà Hồ Thị Gái – Tập đoàn Kim Oanh Group;
bà Nguyễn Phạm Thanh Hoa – Công ty Luật TNHH TND.

ThS.
Nguyễn Thị Kiều Oanh - Giảng viên Khoa Luật Thương mại
Trường Đại học Luật TP.HCM chia sẻ về bài tham luận
“Quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định
của pháp luật hiện hành và một số vấn đề đặt ra”

Ông
Lê Nhựt Hồ, Công ty TNHH Vạn Phúc trình bày tham luận
“Hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng
được hưởng chính sách nhà ở xã hội”

Bài
tham luận “Quy định về mua nhà ở xã hội của người
có thu nhập thấp – thực tiễn và một số kiến nghị
hoàn thiện” của đồng tác giả bà Hồ Thị Gái – Tập
đoàn Kim Oanh Group; bà Nguyễn Phạm Thanh Hoa – Công ty
Luật TNHH TND
Kết
thúc phần trình bày tham luận, các thành viên tham gia tiến
hành phản biện, trao đổi và đóng góp ý kiến nhằm
làm rõ, đánh giá các vấn đề, tháo gỡ những bất cập
của các quy định, từ đó gợi mở hướng giải quyết
và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Bà
Ninh Thị Hiền - Trưởng Văn phòng công chứng Ninh Thị
Hiền chia sẻ quan điểm về việc xác định trách nhiệm
sở hữu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội

PGS.TS.
Nguyễn Văn Vân - Nguyên Trưởng Khoa Luật Thương mại
nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định khái niệm nhà
ở xã hội một cách cụ thể và chính xác
Hệ
thống chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội tại Việt
Nam trong thời gian qua đã có sự thay đổi, bổ sung và
hoàn thiện một cách tích cực. Tuy nhiên, pháp luật về
nhà ở xã hội vẫn còn tồn tại những bất cập và quá
trình áp dụng vẫn còn thiếu sót khiến cho khả năng
tiếp cận và thực thi mô hình nhà ở xã hội trong thực
tế không được đáp ứng và đảm bảo. Vậy nên, việc
tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, đồng thời
nhìn nhận, đánh giá và kiến tạo biện pháp nhằm tháo
gỡ vướng mắc, hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với
thực tiễn là điều vô cùng cần thiết.

Toàn
thể các chuyên gia, giảng viên, nghiên cứu sinh tham gia
hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Nội
dung: Thuỳ Vân
Hình
ảnh: Thanh Hoa
Ban
Truyền thông Ulaw