Sáng
ngày 22 tháng 6 năm 2023, tại phòng họp A.905, cơ sở
Nguyễn Tất Thành, khoa Khoa học cơ bản – trường Đại
học Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo cấp khoa với
chủ đề: “Cơ hội và thách thức đối với quá trình
phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt
Nam trong tình hình thế giới hiện nay”. Hội thảo đã
góp phần làm rõ cơ hội và thách thức cho sự phát triển
của Việt Nam trong công cuộc phát triển và hội nhập
toàn cầu, đồng thời xác định những nhiệm vụ của
công tác giáo dục đại học trong xu thế phát triển
chung hiện nay.
Hội
thảo của khoa Khoa học cơ bản đã nhận được nhiều
lời chúc của các cơ quan, đơn vị, Ban lãnh đạo Nhà
trường và sự tham gia đông đủ của các giảng viên
trong khoa. Tính “thời sự” của hội thảo được thể
hiện rõ nét thông qua 15 bài tham luận của các Thầy, Cô
và sự tham gia đông đủ, sự đóng góp ý kiến nhiệt
tình của các thành viên tham dự hội thảo.
Phát
biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Vinh –
trưởng khoa Khoa học cơ bản nêu lên tình hình chung, xu
thế phát triển của thế giới và đặc điểm của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam đang từng bước
phát triển và hội nhập, cuộc cách mạng sản xuất mới
sẽ và đang mang đến những cơ hội để bứt phá, nhằm
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Đồng thời, giai đoạn này cũng đặt ra cho
chúng ta nhiều thách thức, đó là hệ quả tất yếu của
sự phát triển nhanh chóng. Từ đó, mong muốn hội thảo
sẽ mang đến một bức tranh toàn diện về sự phát
triển, gợi mở thêm ý tưởng mang tính đóng góp cho quá
trình xây dựng và hoạch định các chính sách của Nhà
nước, đề xuất một số định hướng giáo dục trong
thời gian tới.
TS.
Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng khoa Khoa học cơ bản phát
biểu khai mạc Hội thảo "Cơ
hội và thách thức đối với quá trình phát triển kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam trong tình hình
thế giới hiện nay"
Trong
bài tham luận mở đầu: “Cơ
hội và thách thức đối với sự phát triển của Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay”, TS. Nguyễn Quốc Vinh chia
sẻ về những tác động của khoa học kinh tế đến một
số vấn đề nổi bật hiện nay. Từ đó, xác định
những cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng để tạo ra
bước đột phá nhằm thúc đẩy quá trình phát triển.
Nối
tiếp quan điểm trên, tham luận của PGS.TS. Phạm Đình
Nghiệm: “Sự thay đổi của thế giới và đề nghị với
Việt Nam” đề cập đến xu thế phát triển của thế
giới và những ảnh hưởng của những thay đổi, phát
triển trên thế giới: biến đổi khí hậu. cạnh tranh
địa chính trị, kinh tế kế hoạch,… Bài tham luận cũng
đưa ra những kiến nghị dành cho Việt Nam để có thể
đáp ứng được yêu cầu chung của sự phát triển nhưng
vẫn giữ được độc lập dân tộc và vị thế của
mình đối với thế giới và trong khu vực.
PGS.
TS. Phạm Đình Nghiệm
trình bày bài tham luận về “Sự thay đổi của thế
giới và đề nghị với Việt Nam”
Về
tác động của quá trình phát triển và hội nhập trong
xu thế toàn cầu hóa đối với văn hóa, giáo dục, Bài
tham luận của TS. Ngô Thị Minh Hằng: “Cơ
hội và thách thức của văn hoá Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế hiện nay” đã phân tích một cách
toàn diện những tác động đối với nền văn hóa Việt
Nam. Quá trình hội nhập mang đến cho Việt Nam cơ hội
nâng cao đời sống văn hóa, tạo nên lối sống mới,…
và những hạn chế như: sự đề cao tính cá nhân, lối
sống không phù hợp với văn hóa Việt Nam,… Từ đó,
bài tham luận đưa ra những giải pháp nhằm phát huy các
điểm mạnh, hạn chế tối đa những tác động đến
việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ góc nhìn
của giáo dục, ThS.
Phạm Văn Dinh trong bài tham luận: “Những cơ hội và
thách thức đối với giáo dục trong đổi mới hiện nay”
nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với sự
phát triển. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là cần có cái
nhìn đầy đủ và toàn diện về giáo dục Việt Nam, đánh
giá đúng chất lượng đội ngũ giảng viên, xây dựng cơ
sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác
dạy – học, đặc biệt là cơ sở để phục vụ cho
công tác chuyển đổi số trong giáo dục.
TS.
Ngô Thị Minh Hằng
với bài tham luận “Cơ hội và thách thức của văn hoá
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”
ThS.
Phạm Văn Dinh nhấn
mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với quá trình
phát triển của Việt Nam
Sự
tham gia của Trí tuệ nhân tạo trong xu thế phát triển
của thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng
đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả trong hội
thảo. Các tác giả: TS. Lê Thị Hồng Vân, ThS. Phạm Minh
Hải, ThS. Lê Thị Trường Giang đã lần lượt trình bày
bài tham luận của mình về “trí tuệ nhân tạo”, “công
nghệ phần mềm” “Chat GPT” và những thách thức đối
với giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học
nói riêng. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất một
số biện pháp nhằm hỗ trợ giảng viên và sinh viên nhằm
hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy được ưu thế
của những loại hình này đối với nhiệm vụ dạy học.
Tham
luận “Trí tuệ nhân tạo – Cơ hội và thách thức với
giáo dục” của TS. Lê Thị Hồng Vân
Ngoài
các bài tham luận, hội thảo còn nhận được những đóng
góp rất hữu ích từ phía các thầy cô tham dự, đặc
biệt là ý kiến của TS. Nguyễn Thanh Hải, TS. Trần Ngọc
Anh, ThS. Nguyễn Hoài Đông, ThS. Lê Văn Bích,… xây dựng
được bức tranh toàn cảnh của tình hình thế giới hiện
nay về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… xác định
những thuận lợi mà Việt Nam có được khi tham gia vào
quá trình hội nhập toàn cầu. Đồng thời, đề xuất
một số giải pháp mà Nhà nước Việt Nam cần lưu ý cho
quá trình phát triển hiện nay.
TS.
Nguyễn Thanh Hải – Phó trưởng khoa Khoa học cơ bản
tích cực đóng góp, trao đổi về nội dung của các bài
tham luận
Sau
nhiều giờ thảo luận và trao đổi, Hội thảo đã khép
lại với nhiều nội dung, ý tưởng mới mẻ mang tính
đóng góp cho quá trình phát triển của Việt Nam. Thông
qua đó, Ban
Tổ chức Hội thảo mong rằng
những bài tham luận này sẽ góp phần làm rõ những cơ
hội và thách thức đối với quá trình phát triển của
Việt Nam, đề xuất một số gợi ý cho hướng phát triển
trong thời gian tới, đồng thời làm cơ sở cho những
định hướng phát triển nói chung và nhiệm vụ giáo dục
đại học hiện nay.
Hội
thảo đã đề cập nhiều nội dung mang tính đóng góp cho
quá trình phát triển của Việt Nam trong thời gian tới
Nội
dung: Mỹ Hạnh
Hình
ảnh: Bảo Ngọc
Ban
Truyền thông Ulaw