Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ góc độ pháp luật và quản trị”

Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như vấn đề gia tăng áp lực cạnh tranh, tình trạng nợ xấu, vấn đề quản trị…, sáng ngày 12/6/2019, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ góc độ pháp luật và quản trị”.


PGS.TS Bùi Xuân Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

Đến tham dự Hội thảo, có sự tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nước - ông Nguyễn Văn Nguyện – Phó Trưởng phòng Tổng hợp – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM. Về phía các ngân hàng thương mại, có sự tham gia của các đại biểu đến từ nhiều ngân hàng có trụ sở tại TP. HCM và các tỉnh lân cận: ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Chi nhánh Bình Dương Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HD Bank), ông Huỳnh Trung Minh – Phó Giám đốc khối khách hàng cá nhân – Ngân hàng HD Bank, ông Dương Vĩnh Bảo – Phó Giám đốc Chi nhánh Quận 4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ThS. Trần Văn Nhiên – Trưởng phòng Pháp chế Ngân hàng An Bình (ABB), ông Khương Hải Anh – Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Hòa Hưng, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank), bà Nguyễn Thị Thư Hằng – Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Chợ lớn và ông Trần Công Hoàng – Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch Gò Vấp, Chi nhánh TP.HCM – Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ông Trần Minh Tính – Trưởng bộ phận Phát triển nguồn nhân lực phòng nhân sự, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Nguyễn Hoàng – Trưởng phòng pháp chế Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á, bà Quách Hiệp Ngọc Vy – Ngân hàng NUFG, bà Nguyễn Kim Phương Lan – Ngân hàng Standard Chartered, bà Phạm Thị Bích Huyền – Ngân hàng Techcombank TP.HCM, ThS. Văn Thành Khánh Linh – Ngân hàng TMCP Bản Việt, bà Trần Thị Tường Vân và ông Trương Ngọc Lâm – Phòng Pháp chế - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).


Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia, giảng viên trong lĩnh vực ngân hàng và pháp luật về hoạt động ngân hàng  tham dự

Về phía các trường đại học, có sự tham dự của PGS.TS Lê Vũ Nam – Trưởng khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM, TS.LS Bùi Quang Tín – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, và các giảng viên đến từ Trường Đại học Sài Gòn, Trường ĐH Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở TP.HCM, và Đại học An GIang. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện một số công ty như công ty Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển bền vững, công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam...

Về phía các công ty luật, có sự hiện diện của ông Trần Thanh Bình – Công ty Luật TNHH Lee&Ko Việt Nam, LS Trần Ngọc Thụy – Công ty Luật Baker&McKenzie (Việt Nam), LS Nguyễn Thanh Tùng, LS Lê Ngọc Quỳnh Anh, LS Phạm Sỹ Hải Quỳnh – Công ty Luật Vilaf.

Về phía Trường Đại học Luật TP.HCM có PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Hà Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa Luật Thương mại, PGS.TS Nguyễn Thị Thủy – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Quản trị , TS. Phan Thị Thành Dương - Trưởng Bộ môn Thuế - Tài chính – Ngân hàng, PGS. TS. Phan Huy Hồng – Trưởng Bộ môn Luật Thương mại, TS. Võ Trung Tín – Phó trưởng phụ trách bộ môn Luật Đất đai - Môi trường cùng nhiều giảng viên, nghiên cứu sinh của Trường.

Hội thảo được chia làm 2 phiên, phiên thứ nhất được chủ trì bởi PGS.TS Bùi Xuân Hải, PGS.TS Nguyễn Thị Thủy, TS.LS Bùi Quang Tín với 03 bài tham luận sau:

  • Tham luận “Phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam” của TS.LS Bùi Quan Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM;
  • Tham luận “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam” của NCS.ThS Nguyễn Kim Quốc Trung, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở TP.HCM;
  • Tham luận “Ngân hàng và Fintech – Đối thủ hay đối tác” của ThS. Ngô Huỳnh Giang, Trường Đại học Luật TP.HCM;

     

    TS.LS Bùi Quang Tín trình bày tham luận tại Hội thảo

    Phiên thứ 02 của Hội thảo được chủ trì bởi PGS.TS Bùi Xuân Hải, PGS.TS Hà Thị Thanh Bình, PGS.TS Lê Vũ Nam với 04 tham luận sau:

  • Tham luận “Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng sau cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008 – Từ góc nhìn quốc tế đến kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam” của ThS. Nguyễn Thị Thúy, Trường Đại học Luật TP.HCM;
  • Tham luận “Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng từ thực tiễn áp dụng nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng” của ThS. Văn Thành Khánh Linh, Ngân hàng TMCP Bản Việt và ThS. Võ Trung Tín, Trường Đại học Luật TP.HCM;
  • Tham luận “Một số vướng mắc liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự 2015 trong hoạt động ngân hàng” của ThS. Trần Văn Nhiên, Giám đốc Khối pháp chế Ngân hàng An Bình;
  • Tham luận “Giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam – khuôn khổ pháp lý và những vấn đề đặt ra” của NCS.ThS Nguyễn Thị Kim Thoa, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM;


Ban chủ tọa của phiên tham luận thứ 2

Sau mỗi phiên của Hội thảo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã cùng nhau trao đổi và thảo luận về nhiều vấn đề như những khó khăn các ngân hàng thương mại đang gặp phải trong công tác quản lý, tuân thủ các quy định pháp luật và các định hướng phát triển trong tương lai, v.v..

Qua 4 tiếng đồng hồ thảo luận sôi nổi, Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp. Trong lời phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS Bùi Xuân Hải nhấn mạnh rằng sau Hội thảo này, nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn khác về các chủ đề hẹp hơn trong lĩnh vực này để tiếp tục đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh nói riêng, phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.

Tin liên quan: Tại sao nhân sự ngân hàng Việt 'tháo chạy' sang khối ngoại?, Bác nông dân cưỡi trâu có "mê" thanh toán không dùng tiền mặt?.

Nội dung: Quỳnh Chi

Hình ảnh: Nhật Vy

Ban Truyền thông ULaw

 

 


--%>
Top