Hội thảo: "Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước - Các vấn đề pháp lý và thực tiễn"

Xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước đang dần trở thành vấn đề được quan tâm hơn trên không chỉ các diễn đàn trong nước mà còn trên cả các diễn đàn quốc tế, khoa Luật Quốc tế đã tổ chức hội thảo “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn”.

Sáng ngày 24/5, tại phòng A.905 cơ sở Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Luật Tp. HCM, Khoa Luật Quốc tế đã tổ chức hội thảo “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn” với sự chủ trì của PGS.TS Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế.

Tham gia hội thảo, về phía khách mời có đại diện từ Công ty luật Rajah & Tann là bà Shannon Tan Yu Inn, Luật sư thành viên Công ty Rajah & Tann Singapore LLP, ông Châu Huy Quang – Luật sư Điều hành Công ty Luật Rajah & Tann LCT Lawyers, Ông Trần Đức Sơn, ông Logan Leung. Cùng sự tham gia của ông Phạm Bá Linh, Luật sư điều hành công ty Luật Lexcomm Vietnam LLC. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của đại diện Sở Tư pháp Tp. HCM, Sở Kế hoạch- Đầu tư Tp. HCM.

Hội thảo có sự tham dự của các giảng viên, sinh viên trường và đại diện các công ty luật

Về phía nhà trường, hội thảo có sự góp mặt của ThS.NCS Nguyễn Thị Lan Hương, Ths.NCS. Lê Tấn Phát, ThS. Trần Thị Thuận Giang, ThS.NCS. Lê Thị Ngọc Hà, TS. Lê Thị Minh Ngọc, TS. Đỗ Thị Mai Hạnh cùng các thầy cô giáo giảng viên, sinh viên các hệ đào tạo của trường.

Tại Hội thảo đã có tổng cộng 6 bài tham luận được trình bày theo 2 chủ đề chính như sau:

  • Chủ đề 1: Những phát triển mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và một số vấn đề pháp lý liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư

    + Bài tham luận 1: Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của EVFTA – sự hình thành tòa án đầu tư quốc  tế (Investor – state dispute settlement in the AVFTA: enhancing the formation of an international investment court) của PGS.TS Trần Việt Dũng.

    + Bài tham luận 2: : Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của Việt Nam: Thực tiễn tiến hành và con đường phía trước  (Investor – state dispute settlement in Vietnam: implementation in reality and the path forward) của ông Logan Leung.

    + Bài tham luận 3: Điều khoản bao trùm (umbrella clause) – thách thức từ việc giải thích và áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (Umbrella clause – challenges from the interpretation and application in international investment dispute) của ThS.NCS. Lê Tấn Phát và ThS. Trần Thị Thuận Giang.

    + Bài tham luận 4: Một số tranh chấp liên quan đến biện pháp truất hữu gián tiếp trong quản lý môi trường – kinh nghiệm phòng ngừa tranh chấp cho Việt Nam (Disputes related to indirect-expropriation in environment management – Experiences to prevent the risks of  investor – state disputes for Viet Nam) của ThS.NCS. Nguyễn Thị Lan Hương.

  • Chủ đề 2: Quản trị tranh chấp và các biện pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư – Kinh nghiệm một số quốc gia (Managingdispute and Preventing the risk of Investor – State dispute – Experiences from other countries 

+ Bài tham luận 5: Singapore với vai trò là nơi tiến hành giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước: Xử lý các vấn đề pháp lý theo Quy tắc Trọng tài Đầu tư của Trọng tài Quốc tế Singapore và cách tiếp cận đối với các vấn đề pháp lý của Tòa án Singapore (Singapore as a seat for investor-state disputes: Dealing  with  jurisdictional  issues  under the   Singapore  International ArbitrationCentre’s (SIAC) 2017 Investment Arbitration Rules and the approach of  the Courts in Singapore to jurisdictional issues) của Bà Shannon Tan Yu Inn.

+ Bài tham luận số 6: Phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam từ kinh nghiệm xây dựng cơ chế phòng ngừa của một số quốc gia (Preventing International Investment Disputes in Viet Nam – Experiences from other countries) của TS.Nguyễn Thanh Tú và ThS.NCS. Lê Thị Ngọc Hà.



PGS.TS Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế trình bày bài tham luận

Kết thúc hội thảo, PGS.TS Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế đã thay mặt khoa Luật Quốc tế gửi lời cám ơn đến các khách mời, các giảng viên và các bạn sinh viên đã đến tham dự hội thảo. Đồng thời, thầy cũng hy vọng hội thảo đã cung cấp nhiều kiến thức thực tiễn cho giới nghiên cứu cùng các bạn sinh viên xoay quay các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước vốn rất phức tạp nhưng cũng vô cùng cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Bài: Thanh Lam

Ảnh: Thái Hảo

Ban Truyền thông ULAW


--%>
Top