Tổng thuật hội thảo "Khoa Quản trị 10 năm hình thành và phát triển"

BÀI TỔNG THUẬT HỘI THẢO

“KHOA QUẢN TRỊ 10 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”

Ngày 23/02/2009, Bộ môn Quản trị trực thuộc Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 191/QĐ-ĐHL, sau đó, bằng Quyết định số 109/QĐ-ĐHL ngày 14/02/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Quản trị đã được nâng lên thành khoa Quản trị. Tại thời điểm thành lập, khoa có cơ cấu tổ chức gồm 02 bộ môn trực thuộc: Bộ môn Quản trị kinh doanh, bộ môn Quản trị tài chính và hoạt động theo Điều lệ trường đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Khoa Quản trị, ngày 22 tháng 2 năm 2019 Khoa Quản trị tổ chức hội thảo đánh dấu kỷ niệm 10 hình thành và phát triển của khoa để ghi lại những điểm quan trọng đã diễn ra trong 10 năm và những định hướng phát triển trong những năm tới.

Hội thảo có sự tham gia của Ban giám hiệu, đại diện các phòng ban, khách mời doanh nghiệp, thầy cô đã và đang là giảng viên Khoa Quản trị và các em sinh viên. Nhằm khái quát lại lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức, nhân sự, hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Giảng viên và sinh viên, hoạt động công đoàn, hoạt động đoàn khoa và định hướng phát triển của Khoa Quản trị được đề cập trong 15 tham luận cụ thể như sau:

  1. “Lịch sử hình thành và định hướng phát triển Khoa Quản trị” - PGS.TS. Nguyễn Thị Thuỷ
  2. “Quá trình hình thành và định hướng phát triển Bộ môn Tài Chính – Kế Toán” – Ths. NCS. Lê Hoàng Phong, Ths. NCS. Nguyễn Thị Ngọc, Ths. Ngô Huỳnh Giang
  3. “Quá trình hình thành và định hướng phát triển Bộ môn Marketing” – Ths. Hà Thị Thanh Mai
  4. “Bộ môn Hành chính – Nhân sự - Quá trình hình thành và phát triển” – Ths. Nguyễn Quốc Ninh
  5. “Tình hình công bố khoa học và hợp tác nghiên cứu của Khoa Quản trị giai đoạn 2013 – 2018 và định hướng phát triển” – Ths. NCS. Lê Hoàng Phong, Ths. NCS. Hồ Hoàng Gia Bảo
  6. “Chương trình cử nhân song ngành Quản trị luật – bước đột phá trong cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động” – Ths. Ngô Huỳnh Giang
  7. “Những phương pháp giảng dạy của giảng viên Khoa Quản trị hiện nay và đề xuất phương pháp PBL” – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Duyên
  8. “Kỹ năng tự học của sinh viên đại học” – Ths. NCS. Nguyễn Thị Ngọc
  9. “Đánh giá sự hiệu quả của mô hình giảng dạy tích cực: nghiên cứu thực nghiệm với khoá học Thống kê kinh doanh của lớp Quản trị - luật 39 – Đại học Luật TP.HCM” – Ths. Vũ Quang Mạnh
  10. “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Dự án trong dạy và học” – TS. Lương Công Nguyên
  11. “Một số giải pháp thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản trị - Trường Đại học Luật TP.HCM” – Ths. Nguyễn Trọng Tín
  12. “10 năm – một chặng đường phát triển bền vững từ nguồn nhân lực chất lượng của Khoa Quản trị” – Ths. Nguyễn Thanh Hoàng Anh, Lê Thị Xuân Thu
  13. “Giá trị tinh thần hay vật chất – con đường 10 năm của Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP. HCM” – Ths. Trần Thuỳ Nhung
  14. “Công đoàn Khoa Quản trị 10 năm hình thành, phát triển và những thách thức mới” – Ths. Hoàng Thị Thuý, Lê Thị Xuân Thu
  15. Đoàn – Hội Khoa Quản trị, thực trạng và định hướng phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” – TS. Nguyễn Minh Đạt

Bắt đầu buổi hội thảo là lời phát biểu của Phó hiệu trường nhà trường -  PGS. TS. Bùi Xuân Hải và TS. Lê Trường Sơn như sau:

  • Tuyên dương và ghi nhận sự phát triển của Khoa Quản trong thời gian qua.
  • Khoa Quản trị quản lý hai chuyên ngành đào tạo Quản trị - luật và Quản trị kinh doanh, giúp Trường Đại học Luật TP.HCM đánh dấu một bước chuyển quan trọng từ đơn ngành sang đa ngành dưới sự chỉ đạo của Nguyên Hiệu trưởng – GS.TS. Mai Hồng Quỳ và Ban Giám hiệu nhà Trường.
  • Khoa đã có những công trình nghiên cứu khoa học với nhiều bài bài báo có chỉ số ISSN, ISBN. Trong năm học 2017 – 2018 khoa có các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus đây là điều đáng ghi nhận và cần tiếp tục phát huy hơn nữa.
  • Khoa có mối quan hệ hợp tác rất tốt với các đối tác là các Doanh nghiệp bên ngoài, tạo điều kiện cho các hoạt động thực tiễn trong quá trình đào tạo của nhà trường.
  • Hiện nay, khoa đã kiện toàn với ba bộ môn và cần phát triển, kiện toàn hơn nữa.
  • Cần xây dựng bộ học liệu chính thức.

Tiếp theo, là phần phát biểu tham luận “Lịch sử hình thành và định hướng phát triển Khoa Quản trị” - PGS.TS. Nguyễn Thị Thuỷ. Giới thiệu về nhân sự khoa, chuyên ngành đào tạo của Khoa, nghiên cứu khoa học của Giảng viên và sinh viên, định hướng và phát triển.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thuỷ nhấn mạnh về định hướng phát triển khoa cụ thể như sau:

Về công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ giảng viên: cần kiện toàn ban chủ nhiệm khoa; phát triển và trau dồi chuyên môn đối với các bộ môn trong khoa; phát triển chi bộ khoa Quản trị; phát triển đội ngũ giảng viên từ 2019 đến 2023 tuyển thêm ít nhất 10 giảng viên để phục vụ việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản trị - luật và Quản trị kinh doanh và những kế hoạch nhân sự khác.

Về công tác đào tạo: tăng số lượng lớp cho chuyên ngành Quản trị - luật vì đây ngành đặc thù của nhà trường, cần phải khuếch trương và khằng định uy tín; tương lai gần 2020 đến 2022 xúc tiến mở thêm ngành kinh doanh quốc tế và dài hạn các ngành khác như: kinh tế và quản lý công, Quản trị ngoại thương, Quản trị nhân lực; giáo trình thì lựa chọn biên dịch các giao trình nước ngoài có chất lượng; cần nâng cao chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; tiếp thu các phương pháp giảng dạy mới và trao đổi giữa các đồng nghiệp.

Khoa Quản trị có ba bộ môn, đại diện các bộ môn phát biểu chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của bộ môn (trong tham luận nêu rất chi tiết), cụ thể như sau:

Quá trình hình thành và định hướng phát triển Bộ môn Tài Chính – Kế Toán” – Ths. NCS. Lê Hoàng Phong giới thiệu về đội ngũ của bộ môn, hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiều tham luận trong các hội thảo trong nước và quốc tế, các bài báo trong và ngoài nước thuộc danh mục Scopus. Trong tham luận thầy Phong đề cập đến những khó khăn như là giờ giảng bị tách ca, dẫn đề khó khăn cho Giảng viên trong việc giảng dạy. Ngoài ra, cũng mong muốn nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ phía nhà trường về việc nâng cao chuyên môn cho Giảng viên.

“Quá trình hình thành và phát triển của bộ Môn Marketing” – Ths. Hà Thị Thanh Mai cũng giới thiệu tổng quan về bộ môn về nhân sự, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó cũng đề cập đến những thuận lợi và khó khăn mà bộ môn gặp phải như lực lượng giảng viên ít, trẻ và chuyên ngành giảng viên được đào tạo thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc cùng định hướng nghiên cứu khoa học chuyên sâu về marketing. Cuối cùng là định hướng phát triển bộ môn trong thời gian tiếp theo sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tuyển thêm giảng viên trong thời gian tới tuỳ thuộc vào sự phát triển của Khoa.

“Bộ môn Quản trị Hành chính – Nhân sự - Quá trình hình thành và phát triển” – Ths. Nguyễn Quốc Ninh, giới thiệu chi tiết về nhân sự bộ môn, hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của bộ môn. Thầy Ninh cũng đề cập đến những thuận lợi và khó khăn mà bộ môn gặp phải như một giảng viên phụ trách quá nhiều môn trong một học kỳ dẫn đến quá tải môn giảng dạy và khó tập trung vào chuyên môn thế mạnh của Giảng viên. Sau cùng là định hướng phát triển bộ môn trở thành bộ môn lớn mạnh và quản lý chương trình riêng trong lĩnh vực Hành chính và Nhân sự.

Hội thảo cũng nhận rất nhiều sự chia s từ đại diện các phòng ban của trường và khách mời từ các doanh nghiệp, cụ thể:

Ths. Lê Văn Hiển – Phó trường Phòng phụ trách Phòng đào tạo chính quy chia sẻ một số vấn đề sau:

Học hỏi tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập phòng đào tạo; chia sẻ những khó khăn ngày đầu thành lập khoa và sự phát triển của khoa Quản trị trong thời gian qua.

Lượng sinh viên ra trường được đơn vị sử dụng lao động đánh giá chất lượng rất tốt; số lượng tuyển sinh ngày càng nhiều hơn.

Vấn đề mở ngành mới, thầy Hiển cũng cung cấp thêm thông tin là điều kiện nhân sự rất quan trọng và hiện nay hệ thống của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã cập nhật thông tin giảng viên trên hệ thống để đảm bảo số lượng giảng viên đã đăng ký tại các trường không thể đăng ký tại các trường khác. Vì vậy cần phải đảm bảo nhân sự trước khi mở ngành mới.

Thầy cũng ghi nhận Cố vấn học tập của Khoa Quản trị rất quan tâm, hỗ trợ và sâu sắc trong các hoạt động của sinh viên. Ngoài ra, Khoa cũng rất tăng cường trong việc xây dựng mối quan hệ với các Doanh nghiệp.

PGS. TS. Lê Thị Nam Giang – Giám đốc Trung Tâm sở hữu trí tuệ cũng có vài lời chia sẻ và đề xuất hợp tác với Khoa Quản trị về 2 chương trình đào tạo ngắn hạn gồm Giá trị tài sản trí tuệ doanh nghiệp và Phát triển thương hiệu gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Trung tâm sẽ dành cho khoa một khóa đào tạo ngắn hạn miễn phí về sở hữu trí tuệ, chương trình do bộ GDĐT tài trợ. Khoá học này với số lượng là 20 người (người học là sinh viên năm cuối, các đối tác doanh nghiệp của Khoa), thời gian có thể tổ chức học là từ tháng 4 đến tháng 9/2019. Cô Giang cũng đề cập đến việc sẽ tổ chức hội thảo về sở hữu trí tuệ cho sinh viên năm cuối của Khoa.

TS. Ngô Hữu Phước – Thư Ký Khoa học và Đào tạo nhà trường, cũng có những chia sẻ và đóng góp. Hiện nay, Xã hội biết nhiều về trường Đại học Luật TP.HCM không những về luật mà còn các chuyên ngành khác. Trong quá trình tham gia hoạt động tư vấn tuyển sinh, thầy nhận rất nhiều câu hỏi của học sinh và phụ huynh quan tâm về những chuyên ngành khác của trường cụ thể là Quản trị - luật, Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, thầy đề xuất vấn đề tuyển giảng viên của trường là cựu sinh viên bằng cách có sự đặc cách cho các em sinh viên chuyên ngành Quản trị - luật và Quản trị trị kinh doanh có điểm cao nhất mà có nguyện vọng ở lại trường sẽ được tuyển thẳng, rồi sau đó sẽ tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn.

Ths. Vũ Duy Cương – Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng, thì có cảm nhận khi tham gia giảng dạy các lớp Quản trị, các em rất năng động và nhiệt huyết trong quá trình học tập, điều này làm cho Giảng viên có động lực hơn trong quá trình giảng dạy. Thầy đề xuất, cố gắng đưa sự kết nối bài giảng của Quản trị kinh doanh vào ngành Luật, tạo ra sự kết nối giữa hai chuyên ngành này. Quá trình dạy, bổ sung thêm thực nghiệm. Nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa nên có kế hoạch thực hiện kiểm định chất lượng Khoa trong vòng 5 năm tới.

Ths. Trnh Anh Nguyên – Giám đốc Trung tâm đào tạo ngắn hạn, chia sẻ muốn hợp tác với Khoa về đào tạo ngắn hạn các chương trình về Quản trị nhân sự và Quản trị tài chính. Vì hiện nay bốn vấn đề đào tạo chính mà Doanh nghiệp quan tâm đó là Luật, Pháp lý, Quản trị tài chính và Quản trị nhận sự. Hiện tại Trường đã đào tạo về luật và pháp lý. Rất mong thầy cô trong khoa sẽ cố gắng xây dựng chương trình để có thể hợp tác với Trung tâm.

PGS.TS. Nguyễn Thị Thuỷ cũng đưa ra lời mời và khuyến khích các em sinh viên đang theo học tại trường nếu có nguyện vọng làm Giảng viên của trường thì hãy cố gắng phấn đấu học tốt để ứng tuyển. Ngoài ra, gửi lời thông báo đến các em sinh viên năm cuối là trường đang có nhu cầu tuyển giảng viên, nếu các em có nhu cầu ứng tuyển thì nộp đơn.

Về phía đại diện của các Doanh nghiệp đến tham dự và phát biểu gồm có:

Ông Dương Thiện Vũ – Phó Tổng Giám Đốc công ty Đông Trùng Hạ Thảo đến tham dự và gửi lời tri ân về sự hợp tác giữa Trường và Công ty trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Hưng – CEO Công ty Green IT có những chia sẻ và cam kết hỗ trợ Trường và Khoa như sau: về Khoa Quản trị sẽ hỗ trợ tất cả liên quan đến phần mềm là miễn phí; về phía Nhà trường thì công ty dành gói hỗ trợ phầm mềm 100 triệu đồng. Ngoài ra, tiếp nhận sinh viên thực tập tại công ty.

Ông Trần Huy Đăng – Giám đốc công ty TNHH Chứng Khoán Mirae Asset chi nhánh TP.HCM cũng có những chia sẽ rất thiết thực đó là muốn nâng cao cơ hội hợp tác thông qua việc sẽ cùng khoa xây dựng lại chương trình học có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán để chương trình học mang tính chất thực tiễn hơn. Ngoài ra, công ty vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ và tiếp nhận sinh viên thực tập.

Cuối cùng là những chia s và lời cảm ơn của cô Vũ Thị Thanh Vân – Nguyên Phó trưởng Khoa Quản trị về sự chỉ đạo và hỗ trợ của các Phòng Ban trong gian đoạn mới thành lập Khoa, cũng như sau này. Cô cũng chia sẻ, việc mở chuyên ngành Quản trị - Luật là xuất phát từ việc cô học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Luật ở Pháp, giúp cô có tư duy và sự thuyết phục khi mở ngành này. Vì vậy định hướng xa hơn, trường nên cố gắng mở ngành thạc sĩ Quản trị - Luật.

Thông qua các bài tham luận, những lời phát biểu của các thầy đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, đại diện các Phòng Ban, Doanh nghiệp, Giảng viên và Sinh viên của Khoa đã giúp những người tham gia hội thảo hiểu rõ thêm về quá trình hình thành và phát triển, những định hướng phát triển trong tương lai cuả khoa Quản trị nhằm khẳng định vị thế của khoa cũng như những chuyên ngành Khoa đang phụ trách đào tạo. Ngoài ra, hội thảo cũng đã nhận được rất nhiều sự chia s quý báu, những lời mời hợp tác từ các đại diện Phòng ban và các Doanh nghiệp. Hội thảo lần này như là một dấu ấn, bước đệm cho Khoa Quản trị tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín của Khoa trong thời gian tới.

Hội thảo kết thúc vào lúc 11h30 ngày 22 tháng 2 năm 2019

                                                              Thư Ký

                                                   Nguyễn Thị Ngọc Duyên


--%>
Top